Home > Work > Thả một bè lau

Thả một bè lau QUOTES

1 " Khi đọc ‘Kiều’, nghe những đau khổ và chán chường như thế, ta không thấy dễ chịu trong lòng. Nhưng chúng ta đâu phải chỉ đi tìm sự dễ chịu. Chúng ta đi tìm sự thật. Chúng ta phải có câu trả lời cho tình trạng. Đây không phải chỉ là tình trạng ngày xưa, đay cũng là tình trạng bây giờ.

Khi giảng ‘Tâm Kinh Bát Nhã’, tôi cũng đem Tâm Kinh vào xã hội ngày nay. Tôi nói rằng một em bé ở Bangkok bị dụ làm gái ăn sương, chiều đi sáng về, trông thấy những cô nữ sinh áo trắng đi học, ngẫm lại thân mình thì rất tủi. Các cô gái nhà lành thật may mắn. Thân phận em là thân phận ô uế của một cô gái ăn sương. Em có mặc cảm mình là con gái bỏ đi, cón những cô nữ sinh kia là những cô gái đáng sống. Không ai có thể cứu em bé này ra khỏi mặc cảm ô nhục, dơ bẩn, ngoại trừ Bồ Tát Quan Thế m. Bồ Tát nói như thế này: ‘Con không dơ mà mấy cô kia cũng không sạch. Sở dĩ mà con như thế này là vì xã hội như thế kia (Thử hữu cố bỉ hữu, thử vô cố bỉ vô). Xã hội kia được như vậy là vì có những người như con. Con làm ra xã hội và xã hội làm ra con. Không phải chỉ có con mới chịu trách nhiệm về con mà cả xã hội kia cũng phải chịu trách nhiệm về con. Con đừng có mặc cảm con là người duy nhất chịu trách nhiệm. Tất cả những nhà giáo dục, kinh tế, chính trị trong xã hội đều chịu trách nhiệm về con cả.’

Đó là ý ‘Không dơ cũng không sạch, Không thêm cũng không bớt’ trong Tâm Kinh Bát Nhã. Nghe Đức Quan Thế m nói như vậy thì ranh giới giữa dơ và sạch, bên này và bên kia mới được tháo sạch và mặc cảm của các cô gái ăn sương lúc đó mới được tháo sạch và mặc cảm của các cô gái ăn sương lúc đó mới có thể được tiêu trừ. Đó là giọt nước Cam Lộ mà đạo Bụt cung cấp. Cái thấy bất nhị này chúng ta ít tìm thấy trong cá truyền thống tôn giáo khác. Cái này như thế này là vì cái kia như thế kia. ‘Thân phận con, cả xã hội đều chịu trách nhiệm. Con đừng có mặc cảm tội lỗi. Nếu người ta sống đàng hoàng, biết lo cho tất cả thì con đã không đến nỗi như thế này đâu.’ Em bé sẽ khoc sẽ ôm lấy chân Đức Quan Thế m. ‘Xin ngài dạy cho con cách để thoát khỏi’. Lúc ấy Đức Quan Thế m mới bắt đầu dạy cho em được. Chúng ta cũng phải làm như thế. Ngày xưa ở Sài Gòn có các sư cô làm chuyện đó. Ngày nay cũng vậy. "

Thich Nhat Hanh , Thả một bè lau

4 " Ngày xưa, khi chị Cầm của tôi đọc Truyện Kiều cho mẹ tôi nghe, ngang câu “Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”, mẹ tôi nói: “Con đừng đọc như vậy, phải đọc là “Phấn sao phấn bạc như vôi”. Tôi nói: “Đâu có! Trong sách để ‘phận’ rõ ràng mà, tại sao lại đọc ‘phấn’?” Mẹ tôi nói: “Đúng rồi. Viết là ‘phận’ nhưng nếu mình đọc ‘Phận sao phận bạc như vôi thì mình cũng đang than thở như Kiều vậy. Mình sẽ vận nó vào trong người. Rất nguy hiểm. Thành ra phải đoc là ‘phấn’ (để chứng tỏ là mình khác). Lúc đó mấy chị em mới hiểu là trong văn hóa của mình có truyền thống tự bảo hộ như vậy. Không phải chỉ trong đạo Phật người ta mới cẩn thận trong việc tưới tẩm hạt giống, chính trong văn hóa Việt Nam cũng có truyền thống kiêng cữ. Người con gái nào chơi đàn Độc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ. Tiếng Độc huyền rất ‘trệ’, làm người nghe lụy xuống. Ngồi đó mà chơi ‘Đêm tàn bến Ngự’...tưới tẩm hoài những hạt giống đau thương thì thế nào cũng có một ngày mình sẽ lãnh đủ. Đây là chuyện có thực tập. Người tu mà không biết chuyện này là có thiếu sót. "

Thich Nhat Hanh , Thả một bè lau

5 " Có một em bé ở nhà quê lên bán bánh. Người cô không cho em ở vì em không có tên trong tờ khai gia đình. Em ngủ ngoài nghĩa địa. Sợ ma. Một bữa nọ Tú Bà lại nói: 'Nếu con chịu ngủ với người ta thì con sẽ có nhiều tiền. Con được một trăm thì cô chỉ giữ lại hai chục để trả tiền nhà, tiền nước.' Nhà chứa không chánh thức; an ninh địa phương biết, nhưng được lo lót thì cũng để cho yên. Một sư cô thấy em bé nhỏ xíu, mới mười sáu tuổi mà đứng ngoài đường kiếm khách. Sư cô kêu em lại hỏi chuyện. 'Thôi, Tú Bà biết liều không sợ chứa chấp con thì cô cũng liều. Thay vì ở nhà Tú Bà thì con về ở chùa đi.' Cô cho em ở đậu và giúp em bày một xe bán bánh mì. Sư cô này hiện đang sống ở Sài Gòn, đã và đang làm những việc như vậy. Đừng nói rằng những chuyện đó là những chuyện quá khứ, những chuyện mình không làm được. Đó là một trong những chuyện đang xảy ra.

Nếu sư cô nọ có thể giúp em bé kia thì sư cô cũng đã có thể giúp những em bé khác. Ngoài sư cô cũng còn biết bao nhiêu những sư cô khác đang làm được chuyện này. Đây không phải là chuyện lý thuyết. Sự thật ở Sài Gòn bây giờ có những sư cô buổi sáng mở cửa chùa cho trẻ con đường phố vô học. Các cô nói: 'Nếu các con chịu khó học được bốn tiếng đồng hồ thì trưa nay sẽ được ăn cơm chay.' Giữ con nít ở trong chùa để các em khỏi ra đường làm du đãng hay đào bới trong những đống rác. Ăn trưa xong các em có thể nằm lăn ra ngủ. Ở lại học buổi chiều từ ba đến sáu giờ thì các em lại được ăn cơm chiều. Nhìn bề ngoài thấy giống như trẻ em mỗi ngày được cung cấp mấy giờ học và hai bữa cơm. Kỳ thực kết quả lớn lắm! Các cô đã giữ được cho các em khỏi sa vào những ổ nhện và khỏi trở thành những trẻ em du đãng. Cho một em ăn trưa chỉ tốn 25 cents thôi. Ở Tây phương, 25 cents thì mua gì được! Nhưng vào tay sư cô, 25 cents là một bữa ăn cho một em bé. Bao nhiêu công việc như vậy. Rất đẹp, rất hay. Đạo Bụt là như thế, không phải là đạo nói trên trời dưới biển. Thúy Kiều bây giờ nhiều lắm. Có khắp nơi. Chỉ thương hại cho cô Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du không thôi thì rất bất công. Cô này đã có người thương rồi, đã có một sư cô tên Giác Duyên lo cho rồi. Còn biết bao nhiều Thúy Kiều nhỏ tuổi, dại dột hơn Thúy Kiều này đang ở khắp nơi trên quê hương mình. Đọc Truyện Kiều với cái thấy này thì Truyện Kiều trở thành ra Kinh. Ích lợi như đọc Kinh.

trang 118, 119 - 'Thả một bè lau - Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán' - Thích Nhất Hạnh "

Thich Nhat Hanh , Thả một bè lau